—–Được sự nhất trí của thường trực LĐLĐ TP Hà Nội, vừa qua (tháng 8/2017) lớp đào tạo kỹ năng cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở về Đại diện người lao động khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật lao động và BHXH đã đi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm thực tế tại LĐLĐ TP Đà Nẵng. Đây là một trong những cố gắng nỗ lực của nhà trường trong việc đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo Cán bộ Công đoàn trong tình hình mới.
—–Dự đón tiếp và trao đổi với đoàn có đồng chí Nguyễn Đức Thành – Phó chủ tịch thường trực LĐLĐ TP Đà Nẵng, các đồng chí lãnh đạo các ban Chính sách pháp luật, Văn phòng LĐLĐ TP Đà Nẵng.
—–Qua trao đổi, các học viên được biết, LĐLĐ TP Đà Nẵng là một trong những LĐLĐ tỉnh, thành phố được Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo, làm điểm về công tác này. Mặc dù còn khó khăn nhưng đã đạt được một số kết quả bước đầu :
—–Trong 3 năm 2014, 2015, 2016 LĐLĐ TP Đà Nẵng đã cử cán bộ ban Chính sách LĐLĐ TP trực tiếp giải quyết 34 vụ khởi kiện đòi quyền lợi cho Người lao động, bao gồm các tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động, về trợ cấp thôi việc, Bảo hiểm xã hội, tiền lương và các khoản phụ cấp, v/v… Điển hình là vụ Cán bộ Công đoàn LĐLĐ TP Đà nẵng đại diện 34 người lao động ở Công ty Cổ phần Giao thông Đà nẵng thuộc CĐ ngành GTVT khởi kiện đòi trợ cấp thôi việc và BHXH cho người lao động (Tháng 6/2016). Cán bộ công đoàn được phân công nhiệm vụ đại diện người lao động khởi kiện, đã phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu kỹ hồ sơ, thu thập thông tin, chứng cứ, gặp gỡ làm việc, đối thoại với doanh nghiệp, cơ quan BHXH để nắm chắc tình hình. Đồng thời làm văn bản báo cáo , xin ý kiến Thành ủy Đà Nẵng về việc CĐ khởi kiện đòi quyên lợi cho NLĐ, được Thành ủy đồng tình ủng hộ. Cán bộ CĐ đã làm đơn , gửi Tòa án nhân dân huyện Cẩm Lệ, đã được thụ lý. Sau 30 ngày, qua 2 lần hòa giải, vụ án được đưa ra xét xử. Do chuẩn bị kỹ kịch bản phương án tranh tụng tại tòa, bằng kiến thức pháp luật vững, tâm thế vững vàng, nắm chắc quy trình, thủ tục, sau 02 ngày xét xử , vụ án kết thúc tốt đẹp với phần thắng thuộc về Người lao động và Cán bộ Công đoàn đại diện.
—–Khó khăn vướng mắc chính là việc Người lao động không ủy quyền khởi kiện cho tổ chức Công đoàn. Đó là do họ sợ mất việc làm hoặc bị trả thù. Hầu hết NLĐ sau khi khởi kiện NSDLĐ, đều nghỉ việc, chuyển sang DN khác làm việc, do đó khởi kiện là biện pháp cuối cùng, thường là dấu chấm hết cho quan hệ lao độngbằng hợp đồng lao động tại doanh nghiệp cũ. Mặt khác, vì NLĐ không ủy quyền nên CĐCS không đại diện NLĐ khởi kiện được.Cán bộ CĐCS ở Doanh nghiệp ăn lương của ông chủ Doanh nghiệp, rất khó để đại diện NLĐ khởi kiện NSDLĐ. Vì vậy LĐLĐ TP, Quận, Huyện cần cử Cán bộ Công đoàn đại diện NLĐ khởi kiện NSDLĐ có hành vi vi phạm pháp luật lao động và BHXH.
—–Từ thực tiễn ở LĐLĐ TP Đà Nẵng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
—–* Phải tranh thủ sự lãnh đạo, ủng hộ của Cấp ủy, Chính quyền địa phương.
—–* Phải tranh thủ sự ủng hộ của các ngành chức năng như Tòa án, Cơ quan BHXH, Ngành lao động, Thanh tra … , bằng các cuộc làm việc, các cuộc kiểm tra, thanh tra, bằng các quy chế phối hợp, qua đó cung cấp thông tin, tư vấn và phối hợp giải quyết sự việc.
—–* Phải có đội ngũ Cán bộ Công đoàn giàu nhiệt huyết, am hiểu pháp luật và có các kỹ năng tham gia tố tụng các vụ án lao động.
—–* Phải tăng cường công tác Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu trong tình hình nhiệm vụ mới.
—–Qua trao đổi, các học viên của lớp học được biết, LĐLĐ TP Đà Nẵng chưa chuẩn bị được hồ sơ nào được tòa án thụ lý về khởi kiện đòi kinh phí Công đoàn và BHXH. Vướng mắc ở đây chủ yếu là các Văn bản pháp luật còn nhiều bất cập, không khả thi. Tình hình sẽ sáng sủa hơn khi tới đay có sự thống nhất của các ngành tòa án, BHXH, Công đoàn và Quốc hội.
Bài & ảnh: Ngô Văn Minh